Con mới đi học trở lại đã ốm dặt dẹo, hết ho lại sốt, mẹ phải làm sao?

Niềm vui khi được “giải phóng phụ huynh” chưa được bao lâu, nhiều cha mẹ đã vật vã vì con ốm sốt, có khi con phải nghỉ học cả tuần. Vì sao khi đi học lại hay bị ốm trở thành vấn đề được nhiều phụ huynh quan tâm nhất hiện nay.

Con ốm, ho, sốt do đâu?

Khi ở nhà, con ít tiếp xúc với các nguồn vi khuẩn khác nhau, tức là con đã quen với các vi khuẩn xung quanh nhà. Nói cách khác, sức đề kháng của con đã tạo ra miễn dịch để chống lại virus, vi khuẩn đó. Bây giờ con đi lớp học, mỗi lớp học có khoảng 20 – 60 học sinh chẳng hạn, sẽ mang các môi trường khác nhau đến với lớp học đó. Những con virus, vi khuẩn này sẽ có sự giao thoa với nhau. Trong đó có những vi khuẩn lạ tấn công cơ thể con. Khi vi khuẩn lạ tấn công thì cơ thể sẽ sinh phản ứng chống lại bằng những biểu hiện sốt, ho, sổ mũi.

Thời tiết cũng là điều kiện thuận lợi cho các mầm bệnh phát triển và xâm nhập vào cơ thể của con. Ở thời điểm hiện tại các con rất dễ mắc phải các bệnh truyền nhiễm như: Cảm cúm, ho, tiêu chảy, sốt xuất huyết… Nhưng dễ gặp nhất là bị viêm đường hô hấp trên, ví dụ như: Viêm VA, viêm amidan, viêm mũi họng, viêm xoang… Nếu không chữa trị dứt điểm, có khả năng chuyển thành viêm đường hô hấp dưới như viêm phế quản, viêm phổi…

Khi con ho, ốm sốt là những biểu hiện của nhiều loại bệnh khác nhau. Nếu mắc viêm đường hô hấp thì con thường bị sốt, ho, hắt xì hơi, chảy nước mũi. Con có thể sốt vừa hoặc sốt cao 39 – 40 độ, sốt lúc tăng lúc giảm, nhưng hầu hết là sốt liên tục, một số trường hợp có thể bị co giật, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi.

Con bị ho đôi khi chỉ từng tiếng, nhưng nhiều trường hợp trẻ ho sặc sụa cả ngày lẫn đêm. Nếu chỉ viêm đường hô hấp trên, biểu hiện chủ yếu khó thở do nghẹt mũi, nhưng nếu là viêm đường hô hấp dưới, khó thở là do phế quản bị phù nề hoặc do phế quản vừa bị phù nề vừa bị co thắt (viêm phế quản co thắt hay còn gọi là hen phế quản). Biểu hiện chính của khó thở là: tím môi, cánh mũi phập phồng, lõm xương ức  hoặc lõm các khe của liên sườn, rối loạn nhịp thở và số lần thở.

Vậy cha mẹ cần phải làm gì? 

Theo các chuyên gia, muốn con khỏe mạnh phòng chống bệnh tật thì trước hết các bậc phụ huynh nên tăng cường sức đề kháng cho con bằng cách tuân thủ 4 nguyên tắc vàng sau:

1. Nguyên tắc trong ăn uống

Trong việc xây dựng sức đề kháng tốt, phải đảm bảo cho con ăn uống đúng giờ, đủ bữa. Việc ăn thất thường sẽ khiến thình thành được thói quen ăn uống không tốt, dễ khiến con bị chán ăn, kém ăn hơn. Đồng thời cũng ảnh hưởng đến lượng dinh dưỡng hấp thu vào cơ thể. Bữa ăn chính của con nên cân bằng giữa các nhóm dưỡng chất: chất đạm, tinh bột, chất xơ và chất béo. Các bữa phụ nên bổ sung các loại trái cây, sữa, phô mai

2. Nguyên tắc dùng thuốc: Không tùy tiện dùng thuốc kháng sinh    

Thuốc kháng sinh chỉ có thể điều trị những bệnh gây ra do vi khuẩn, trong khi, “phần lớn những bệnh của trẻ nhỏ đều do virus gây ra”. Việc tùy ý dùng thuốc kháng sinh dẫn tới hiện tượng “nhờn” thuốc, khiến cơ thể không thể chống lại sự xâm nhập của những loại vi khuẩn trong môi trường xung quanh.

3. Nguyên tắc trong sinh hoạt

Cha mẹ phải đảm bảo cho con ngủ đủ giấc, thường xuyên nhắc nhở con rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sát khuẩn đồ chơi, dọn dẹp nhà cửa thường xuyên. Tránh cho con tiếp xúc với người bị bệnh truyền nhiễm

4. Nguyên tắc tăng cường vitamin C

Các nghiên cứu cho thấy Vitamin C có vai trò quan trọng hỗ trợ tăng cường sức đề kháng toàn diện cho cơ thể, giúp hấp thu hiệu quả sắt và canxi, làm giảm nguy cơ và mức độ nghiêm trọng và thời gian mắc các bệnh truyền nhiễm (viêm họng, sốt virus…). Đồng thời  giúp cải thiện triệu chứng, rút ngắn thời gian nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả cảm lạnh thông thường. Vì thế, cha mẹ nên bổ sung Vitamin C cho con trong thực đơn ăn uống hàng ngày. Một số thực phẩm giàu hàm lượng Vitamin C như: cherry, ổi, cam, xoài, bông cải xanh, cải xoăn…

Chúc các con luôn khỏe mạnh và học tập tốt!

Bé nhà mình có đang ho đàm, sổ mũi, viêm họng tái đi tái lại, phải dùng kháng sinh triền miên không? Ba mẹ hãy để lại thông tin để được tư vấn nhanh nhất nhé

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN

    DƯỢC SĨ TƯ VẤN

    Bé nhà ba mẹ thường xuyên bị ho, ho có đờm (đàm), sổ mũi, viêm họng, dùng kháng sinh cứ đỡ rồi bị tái lại?

    Ba mẹ hãy đăng ký ngay tại đây, chuyên gia sẽ tư vấn trực tiếp cho ba mẹ ngay: