Viêm VA ở trẻ: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị

Viêm VA là bệnh thường gặp trong các bệnh về Tai-Mũi-Họng ở trẻ nhỏ, với các triệu chứng như ho, sốt, sổ mũi, nghe mũi…Bệnh tuy phổ biến, nhưng nếu cha mẹ không nhận biết sớm và có phương pháp điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của bé. Hãy cùng BigBB Plus tìm hiểu về viêm VA, nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị qua bài viết dưới đây nhé.

Viêm VA là gì?

VA là một tổ chức bao gồm nhiều tế bào bạch cầu (lympho) nằm ở vòm họng. Khi hít thở, không khí sẽ đi vào mũi, qua VA rồi mới vào phổi. Bình thường độ dày của VA khoảng 4-5mm và không gây cản trở đường thở.

Những “Vệ sĩ” tế bào bạch cầu tại VA chịu trách nhiệm “canh gác”, “nhận diện” và “xử lý” vi khuẩn đồng thời tạo ra kháng thể. Các kháng thể này được nhân rộng và tỏa đi khắp nơi, nhiều nhất là ở vùng mũi họng để bảo vệ cơ thể trẻ khỏi nhiễm bệnh. Khi vi khuẩn tái xâm nhập, các kháng thể này sẽ tự động vô hiệu hóa và tiêu diệt ngay.

Viêm VA thường có 2 loại: viêm VA cấp tính và viêm VA mạn tính. Viêm VA cấp tính thường xảy ra ở trẻ ngay từ khi từ 6 – 7 tháng tuổi cho đến 4 – 7 tuổi. Còn viêm VA mạn tính là tình trạng VA quá phát hoặc xơ hóa sau viêm nhiễm cấp tính nhiều lần.

Viêm VA thường xuyên xảy ra ở trẻ từ 6 tháng cho đến 7 tuổi

Nguyên nhân gây viêm VA ở trẻ

Bình thường, VA là nơi cản trở vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào đường hô hấp, song VA cũng dễ bị vi khuẩn tấn công, trở thành ổ vi khuẩn gây viêm nhiễm đường hô hấp nếu sức đề kháng của bé suy yếu. Có 3 nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm VA ở trẻ như sau:

  • VA là vùng đặc biệt khó thấy ở trẻ. Nếu chỉ thực hiện thăm khám thông thường (chỉ khám vùng mũi và họng bằng đèn khám) thì VA rất dễ bị bỏ sót.
  • VA phải “đối mặt” 24/24 với những mầm bệnh. Do đó, chỉ cần hệ miễn dịch của trẻ suy giảm hoặc VA phải “làm việc” quá tải thì tình trạng viêm dễ dàng xảy ra. Khi bạch cầu không đủ sức chống chọi, vi khuẩn sẽ xâm chiếm VA và cư trú tại đây gây ra tình trạng viêm nhiễm. Nếu tình trạng nhiễm trùng xảy ra nhiều lần sẽ dẫn đến viêm VA mạn tính.
  • Việc sử dụng thuốc kháng sinh bừa bãi gây ra hiện tượng kháng kháng sinh, dẫn đến trẻ mắc VA uống thuốc mà không khỏi, khiến bệnh kéo dài hoặc tái đi tái lại. Bên cạnh đó, thói quen áp dụng các mẹo chữa VA không có căn cứ khoa học từ các nguồn hướng dẫn không được kiểm chứng khiến cho tình trạng viêm VA ở trẻ nặng hơn.

Triệu chứng viêm VA

  • Sốt 38-39 độ C, đôi khi sốt cao đến 40 độ C hoặc không sốt
  • Ngạt mũi: đây là triệu chứng quan trọng nhất của viêm VA. Thường trẻ sẽ bị ngạt một bên rồi hai bên, mức độ ngạt tăng dần. Do ngạt mũi nên trẻ thở khó khăn, dẫn đến một số biểu hiện như khụt khịt, há miệng thở, nói giọng mũi, bỏ bú hoặc bú ngắt quãng.
  • Chảy nước mũi xuống họng, ban đầu trong, sau đó là nước mũi đục. Nếu trẻ bị viêm VA lâu ngày thì nước mũi chảy thường xuyên hơn, có màu vàng hoặc xanh
  • Do dịch từ vòm mũi xuống họng nên trẻ có thể bị viêm họng, dẫn đến ho vào ngày thứ hai hoặc thứ ba.
  • Trẻ mệt mỏi, quấy khóc, biếng ăn

Phương pháp điều trị và dự phòng viêm VA ở trẻ nhỏ

1. Đối với viêm VA cấp tính

Trẻ cần được điều trị nội khoa, phối hợp uống các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm. Việc cho trẻ sử dụng thuốc cần nghiêm túc tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Cha mẹ không nên tự ý mua thuốc cho trẻ ở hiệu thuốc mà chưa cho bé đi khám và được bác sĩ kê đơn.

2. Đối với viêm VA mạn tính

Tùy vào mức độ viêm, bác sĩ sẽ chỉ định nạo VA cho trẻ trong các trường hợp sau

  • VA bị nhiễm trùng tái phát nhiều lần (trên 5 lần/năm), kéo dài, đã đi kèm biến chứng khác. Những lần mắc bệnh này phải do sự chẩn đoán chính xác từ bác sĩ.
  • VA quá phát, phì đại to gây nghẹt mũi kéo dài, không đỡ dù đã được điều trị nội khoa, dùng thuốc; Có chứng ngưng thở khi ngủ; Khó nuốt và khó nói. Với trường hợp này, khi bác sĩ tiến hành nội soi sẽ cho kết quả viêm VA ở cấp độ 3 và 4.

Bên cạnh đó, cha mẹ có thể áp dụng một số biện pháp để ngăn ngừa viêm VA cho con. Nguyên tắc của việc phòng ngừa là nâng cao sức đề kháng, ăn uống đủ chất, uống nhiều nước, ngủ đủ giấc, giữ vệ sinh cá nhân và môi trường xung quanh con sạch sẽ để giảm thiểu tối đa việc vi khuẩn, virus tấn công gây bệnh cho bé.

Bé nhà mình có đang ho đàm, sổ mũi, viêm họng tái đi tái lại, phải dùng kháng sinh triền miên không? Ba mẹ hãy để lại thông tin để được tư vấn nhanh nhất nhé

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN

    DƯỢC SĨ TƯ VẤN

    Bé nhà ba mẹ thường xuyên bị ho, ho có đờm (đàm), sổ mũi, viêm họng, dùng kháng sinh cứ đỡ rồi bị tái lại?

    Ba mẹ hãy đăng ký ngay tại đây, chuyên gia sẽ tư vấn trực tiếp cho ba mẹ ngay: