TRƯỜNG HỢP TRẺ BỊ NGHẸT MŨI
1. Chườm nước nóng lên tai
Hai bên tai có những dây thần kinh nhỏ xíu có tác dụng điều tiết máu ở mũi, khi gặp nhiệt độ cao, huyết quản sẽ giãn ra và giúp thông lỗ mũi.
Cách làm: Trước khi bé ngủ, mẹ thấm ướt khăn bằng nước nóng rồi đặt ở hai tai của bé trong vòng 10-15 phút, sẽ giúp bé giảm nghẹt mũi hiệu quả.
2. Massage mũi
Cách 1: Khi trẻ nghẹt mũi, khó thở. Mẹ dùng ngón cái và ngón trỏ hoặc hai ngón trỏ vuốt nhẹ nhàng lên sát 2 bên sống mũi. Thực hiện như vậy nhiều lần trong ngày sẽ giúp con có thể thở dễ dàng.
Cách 2: Nếu bị nghẹt mũi trái hãy nằm nghiêng về phía bên phải và ngược lại. Dùng ngón trỏ bấm vào huyệt gọi là nghinh hương ở hai bên cánh mũi, dây dây vài phút, ngày 3-4 lần.
3. Nhỏ mũi cho con bằng nước muối sinh lý
Cách làm:
- Bước 1: Ngâm lọ nước nhỏ mũi vào nước ấm (không nóng)
- Bước 2: Để bé ở tư thế nằm ngửa. Hoặc nếu không nằm ngửa thì phải ngồi, ngửa đầu tối đa ra sau để thuốc vào được trong hốc mũi.
- Bước 3: Nhỏ liên tục mỗi bên 5-7 giọt nước muối sinh lý, sau đó hút ra bằng hút mũi 2 đầu hoặc với trẻ nhỏ thì dùng quả bóng hút mũi. Mẹ nên, bịt mũi bên phải hút mũi bên trái, sau đó bịt mũi bên trái, hút mũi bến phải.
Lưu ý: Không hút mũi hoặc bơm xịt cho trẻ bằng xilanh. Vì ở mũi của bé có một vòi nhĩ thông với tai, nếu dùng xilanh bơm mạnh khiến vi khuẩn từ mũi vào tai, dễ gây nên viêm tai giữa.
4. Kê cao gối khi ngủ
Khi bé nghẹT mũi, hãy kê cao gối cho bé hơn bình thường 1 chút, phần cổ và đầu cao lên sẽ giúp bé dễ thở hơn rất nhiều. Với trẻ nhỏ, mẹ có thể kê hẳn một phần vai của con lên gối để con không bị mỏi cổ.
5. Uống nước chanh pha với mật ong
Chỉ áp dụng đối với trẻ trên 1 tuổi.
Cách làm: Cho 1 thìa mật ong + 2-3 giọt nước chanh tươi vào một cốc nước ấm sau đó khuấy đều. Cho bé uống mỗi ngày 3 cốc. Nước chanh mật ong vừa giúp giảm nghẹt mũi, vừa chống ho hiệu quả.
TRƯỜNG HỢP TRẺ BỊ SỔ MŨI
1. Nhỏ mũi và hút mũi
Với trường hợp trẻ bị sổ mũi, mẹ cần nhỏ nước muối sinh lý cho trẻ 6-7 lần/ ngày. Cách làm tương tự các bước như trường hợp hợp trẻ bị nghẹt mũi ở trên.
Tuy nhiên, với trường hợp sổ mũi, trước khi nhỏ mũi cho trẻ mẹ cần hút sạch nước mũi trước. Tránh trường hợp khi nhỏ mũi sẽ khiến nước mũi chảy ngược vào sâu trong khoang mũi khiến bệnh con nặng hơn.
2. Thoa dầu vào lòng bàn chân
Cách làm: Khi trẻ bắt đầu có biểu hiện sổ mũi, mẹ nên bôi dầu tràm vào lòng bàn chân trẻ, day day lòng bàn chân chừng 1 phút mỗi bên, sau đó đeo tất (vớ) vào. Có thể bôi thêm ở ngực, bụng và lưng cho trẻ.
Chúc bé yêu khỏe mạnh, mẹ an tâm!