“Vạch trần” nguyên nhân trẻ đi mầm non hay ốm

Trẻ đi học hay ốm là chủ đề luôn được bàn tán sôi nổi nhất mỗi dịp khai giảng gần đến. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn tới tình trạng này?

Có phải những bé đi nhà trẻ và trường mầm non dễ bị ốm hơn?

Đúng. Nhiều trẻ ở nhà rất khỏe mạnh nhưng khi mới bắt đầu đi học mầm non, nhà trẻ thì lại rất hay ốm và cứ tái đi tái lại. Đây là tình trạng chung của hầu hết các bé mà khiến cha mẹ luôn đau đáu đi tìm giải pháp. Vậy nguyên nhân do đâu?

ó phải những bé đi nhà trẻ và trường mầm non dễ bị ốm hơn?
Có phải những bé đi nhà trẻ và trường mầm non dễ bị ốm hơn?

Do thay đổi môi trường sinh hoạt

Khi trẻ ở nhà, trẻ đã quen tiếp xúc với các virus, vi khuẩn ở xung quanh nhà của mình nên cơ thể của trẻ đã có miễn dịch để chống lại các loại virus, vi khuẩn đó. Còn khi đi học, môi trường mới, khác hoàn toàn với nơi trẻ đang ở, có những virus, vi khuẩn lạ tấn công sẽ khiến cơ thể trẻ sinh phản ứng chống lại với các biểu hiện: sốt, ho, sổ mũi,…

Bên cạnh đó, ở lớp học, trẻ thường tiếp xúc gần với các bạn cùng lớp, dùng chung khăn mặt, đồ dùng cá nhân, đồ chơi. Không gian lớp học bí, thường xuyên bật điều hòa tạo điều kiện cho virus, vi khuẩn phát tán… Khi trẻ bị sổ mũi, ho, hắt hơi thì virus, vi khuẩn sẽ theo giọt bắn lan truyền trong không khí và lây cho các bạn khác ở trong lớp. Chính vì vậy mà trẻ đi lớp thường ốm liên miên, tái đi tái lại, hầu như tháng nào cũng sổ mũi, ho, thậm chí là sốt cao liên tục nên phải nghỉ học.

Trẻ bị ảnh hưởng tâm lý

Việc trẻ mới đi học, tiếp xúc với môi trường lạ: bạn mới, cô mới, không gian mới,… không có người thân bên cạnh sẽ khiến trẻ có tâm lý sợ sệt, lo lắng, khóc nhiều làm tăng nguy cơ mắc bệnh về đường hô hấp.

Các nhà khoa học cũng đã nghiên cứu và chỉ ra rằng, những cảm xúc tiêu cực có thể làm tăng nồng độ hormone cortisol trong cơ thể. Khi nồng độ này tăng đột biến sẽ gây ức chế hoạt động của các tế bào miễn dịch, làm suy giảm đề kháng và dễ mắc bệnh.

Trẻ bị ảnh hưởng tâm lý khi đến môi trường mới
Trẻ bị ảnh hưởng tâm lý khi đến môi trường mới

Trẻ không được chăm sóc kỹ như ở nhà

Trẻ ở nhà được cha mẹ, ông bà bao bọc và quan tâm nhiều hơn là khi đi học. Bởi vì một lớp học có rất nhiều trẻ, các cô thường không thể quan tâm hết và chăm sóc các bạn như cha mẹ vẫn chăm sóc được.

Nhiều trẻ chưa quen với nếp sinh hoạt, ăn uống ở trường cũng sẽ kén ăn, ăn ít hoặc bỏ ăn. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến trẻ thiếu dưỡng chất, sụt cân và không đủ sức đề kháng để chống lại bệnh nên trẻ rất dễ bị ốm.

Sức đề kháng của trẻ còn yếu

Phần lớn nguyên nhân trẻ bị ốm khi đi học là do sức đề kháng còn yếu. Không phải trẻ nào cũng có hệ miễn dịch khỏe mạnh để chống lại virus, vi khuẩn, dị nguyên từ môi trường. Bên cạnh đó, ở lứa tuổi mầm non, trẻ thường chưa có ý thức tự bảo vệ bản thân khỏi bệnh truyền nhiễm nên sẽ dễ mắc bệnh hơn.

Cần làm gì khi trẻ ốm?

Trẻ đi lớp thường mắc các bệnh viêm đường hô hấp như: viêm mũi họng, viêm amidan, viêm thanh quản, viêm phế quản, phổi… Với các biểu hiện điển hình: sốt, sổ mũi, nghẹt mũi, ho, đờm, khò khè… Khi trẻ có các dấu hiệu ốm, sốt, ba mẹ cần kết hợp với cô giáo để theo dõi sát sao những biểu hiện của trẻ để có thể xử lý kịp thời khi bệnh của trẻ trở nặng. Bên cạnh đó áp dụng các biện pháp sau:

Các biện pháp không dùng thuốc

– Giữ cho trẻ nghỉ ngơi và đủ giấc ngủ: Nghỉ ngơi và đủ giấc ngủ sẽ giúp cơ thể trẻ hồi phục và tăng cường đề kháng.

– Đảm bảo môi trường trẻ tiếp xúc luôn sạch sẽ: Vệ sinh sạch sẽ môi trường xung quanh bé như phòng ngủ, đồ chơi,…

– Rèn cho trẻ có thói quen: không cắn móng tay, rửa tay trước khi ăn và sau khi ăn, không dùng chung đồ dùng cá nhân với người khác…

– Khuyến khích trẻ tập thể dục mỗi ngày để tăng cường sức khỏe.

– Cung cấp đủ nước cho trẻ: Giúp trẻ uống đủ nước, chẳng hạn như nước tinh khiết, nước trái cây tự nhiên hoặc nước ép để giúp cơ thể trẻ thải độc tố và giúp họ phục hồi nhanh chóng.

– Điều chỉnh chế độ ăn uống của trẻ: Cung cấp cho trẻ một chế độ ăn uống lành mạnh, giàu dinh dưỡng để giúp tăng cường sức khỏe và hỗ trợ sự phục hồi.

– Giữ cho trẻ tâm trạng thoải mái, vui vẻ.

Giữ cho trẻ tâm trạng thoải mái, vui vẻ
Giữ cho trẻ tâm trạng thoải mái, vui vẻ

Biện pháp sử dụng thuốc

Khi trẻ ốm có các biểu hiện như: ho, đờm, sổ mũi,… cha mẹ nên có các biện pháp sử dụng thuốc hay các sản phẩm hỗ trợ như: xịt, rửa mũi, hút mũi thường xuyên; sử dụng thuốc ho, siro ho thảo dược; thuốc long đờm… để giúp con nhanh khỏi, tránh để tình trạng kéo dài vừa khiến trẻ mệt mỏi, sức đề kháng suy giảm, vừa khiến trẻ có nguy cơ mắc bệnh nặng hơn, ảnh hưởng tới sức khỏe về sau. Cha mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để được tư vấn dùng thuốc phù hợp nhất, tránh tự ý dùng kháng sinh hay các thuốc khác khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Cho bé nghỉ ốm ở nhà

Tùy vào mức độ bệnh của trẻ, cha mẹ có thể cho trẻ nghỉ học để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, tránh lây bệnh cho các bạn khác. Khi trẻ ốm liên tục và tái đi tái lại thì cha mẹ nên cho trẻ nghỉ ở nhà một thời gian để cơ thể con hồi phục hoàn toàn rồi hãy cho con đi học lại, tránh để tình trạng bệnh của con diễn ra liên tục, phải dùng quá nhiều loại thuốc trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng tới sức đề kháng của con.

Bé nhà mình có đang ho đàm, sổ mũi, viêm họng tái đi tái lại, phải dùng kháng sinh triền miên không? Ba mẹ hãy để lại thông tin để được tư vấn nhanh nhất nhé

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN

    DƯỢC SĨ TƯ VẤN

    Bé nhà ba mẹ thường xuyên bị ho, ho có đờm (đàm), sổ mũi, viêm họng, dùng kháng sinh cứ đỡ rồi bị tái lại?

    Ba mẹ hãy đăng ký ngay tại đây, chuyên gia sẽ tư vấn trực tiếp cho ba mẹ ngay: